News
Loading...

Cách dạy con 4 tuổi học toán đúng phương pháp, dễ hiểu

Dạy con 4 tuổi học toán như nào cho đúng phương pháp, dễ hiểu, dễ học, tránh khô khan, gượng ép là một vấn đề được rất nhiều bậc cha mẹ quan tâm.

Khi nào bắt đầu cho con học toán?

Khi con có các biểu hiện và sự mẫn cảm với các con số, đó là lúc mẹ cho con học toán. Mẹ thấy con đếm một cách tự nhiên, hỏi số lượng các đồ vật hoặc hay nói về các con số, lúc này là thời điểm mẹ cho con học toán, bé chắc chắn sẽ rất háo hức!

Cách dạy con 4 tuổi học toán đúng phương pháp như thế nào?




  • Làm quen, nhận dạng về các khái niệm toán học cơ bản nhất: to - nhỏ, cao - thấp, nặng - nhẹ, đầu tiên - cuối cùng, lớn nhất - bé nhất....
  • Dạy con tập đếm: đầu tiên mẹ giúp bé học thuộc lòng, nhận biết được các con số từ 1 đến 10. Cho bé đếm số lượng các đồ vật trong nhà, các ngón tay là cách học đếm gần gũi nhất. Nâng dần các con số lên tới hàng chục nếu bé đã thuộc hết từ 1 đến 10 nhé!
  • Nhận biết khái niệm về con số "tổng": lúc đầu, khi mẹ cho bé đếm số lượng các con vật bé có, mẹ hỏi vậy con có tất cả mấy con vật, bé sẽ không trả lời được. Mẹ cần cho con làm quen với khái niệm tổng vài lần để con quen dầu. Mỗi khi đếm xong mẹ hãy hỏi "vậy tất cả có bao nhiêu con vật/đồ vật...?"
  • Thêm, bớt các đồ vật trong 1 nhóm: để dạy trẻ cộng và trừ một cách linh hoạt, đơn giản, không khô khốc, mẹ nên gắn những con số vào các đồ vật thực tế trước mặt trẻ cùng những câu chuyện để trẻ có những tưởng tượng lý thú. Ví dụ: mẹ đi chợ về mua cho bạn thỏ 3 cái kẹo. Bố thấy bạn thỏ rất ngoan nên đã thưởng cho bạn thỏ 2 cái kẹo. Vậy tất cả bạn thỏ có mấy cái kẹo. Mẹ dùng những chiếc kẹo để dạy con. Vì con chưa có khả năng tính nhẩm, ước lượng nên mẹ để con đếm các hiện vật, dần dần con sẽ tự học được cách ước lượng và tính nhẩm.
  • Phân loại đối tượng: Để giúp bé tăng khả năng nhận biết các đồ vật đồng dạng hoặc có cùng đặc tính, mẹ nên hướng cho bé các trò chơi như sắp xếp các bút chì cùng màu vào cùng một nhóm hoặc xếp các miếng ghép hình có cùng hình khối vào một nhóm. Thông thường các bé cũng khá hứng thú với trò chơi này.
  • So sánh đối tượng: mẹ cho bé so sánh các đồ vật có sự chênh lệch lớn ở trong nhà để học nhé
  • Dạy con ước tính: Đây là một bài toán khá khó đối với trẻ, nhưng để kích thích khả năng phán đoán của con thì mẹ đừng ngần ngại hỏi trẻ: “Con có đoán được trong tay mẹ có bao nhiêu chiếc kẹo không?” hay “Đố con biết có bao nhiêu con búp bê trong tủ đồ trưng bày ở siêu thị?”. Ban đầu, bé có thể đưa ra những con số không tưởng, nhưng mẹ đừng cười bé mà hãy cùng trẻ khám phá ra con số thực và lặp lại câu hỏi này trong những hoàn cảnh tương tự để bé dần đưa ra những đáp án đúng nhất.
  • Dạy bé cách đo lường: Một “bài toán nâng cao” nữa cho các bé mà mẹ đừng bỏ qua đó là hướng dẫn con làm quen với các cách thức đo lường với 1 cây thước kẻ hoặc một chiếc cốc có đánh dấu thể tích nước.
Mẹ bắt đầu tăng dần độ khó của bài học khi con đã quen thuộc và thành thạo nhé!
Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét