News
Loading...

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Khi đi khám thai hoặc tiêm phòng uốn ván ở khoảng tuần 24, thông thường các mẹ sẽ được đo lượng đường trong máu để kiểm tra xem có bị tiểu đường thai kỳ không? Vậy tiểu đường thai kỳ là gìTiểu đường thai kỳ có nguy hiểm khôngTiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng tới thai nhi không? Đây là những câu hỏi rất nhiều mẹ thắc mắc khi tỉ lệ đường trong máu cao.
Tiểu đường thai kỳ là gì?
Khi ăn, hệ tiêu hóa sẽ chuyển hóa chất bột đường trong thức ăn thành một loại đường đơn, gọi là glucose. Glucose sẽ di chuyển vào trong máu. Lúc này tuyến tụy sẽ tiết ra insulin để đưa glucose ra khỏi máu đi vào các tế bào trong cơ thể, cung cấp năng lượng cho cơ thể bạn.
Khi mang thai, cơ thể sản sinh ra một số hormone, các hormone này có thể ảnh hưởng tới quá trình sản sinh ra insulin. Do đó, cơ thể không đủ insulin để chuyển hóa glucose trong máu đi nuôi cơ thế, nó sẽ tồn tại trong máu gây ra tỉ lệ đường trong máu cao hay còn gọi là tiểu đường thai kỳ.
tiểu đường thai kỳ
Làm sao đê biết bạn có bị tiểu đường thai kỳ không?
Như đã nói ở trên, khoảng tuần 24 -28, khi đi tiêm phòng uốn ván các mẹ sẽ được kiểm tra lượng đường trong máu. Thai phụ được coi là bị tiểu đường thai kỳ nếu có tỉ lệ đường huyết :
  • Đo vào lúc đói >= 126mg/dl (7,0 mmol/l)
  • Đo vào lúc bất kỳ >= 200mg/dl (11 mmol/l)
Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không, có ảnh hưởng tới thai nhi không?
Tác hại của tiểu đường thai kỳ như sau:
  • Thai nhi bị béo phì, to hơn mức bình thường: theo các nghiên cứu, các em bé bị tiểu đường thai kỳ có chỉ số chiều cao, cân nặng lớn hơn gấp 2 -3 lần so với các em bé bình thường.
  • Khó sinh: Khi mẹ bị tiểu đường thai kỳ, glucose trong máu của mẹ sẽ chuyển sang máu con làm cơ thể con phải sản xuất ra số lượng insulin nhiều hơn bình thường. Điều đó sẽ làm thân trên của bé phát triển nhanh hơn bình thường dẫn tới vai rộng, gây khó sinh.
  • Hạ đường huyết: sau khi sinh, tuyến tụy của bé vẫn tiếp tục sản sinh insulin để chuyển hóa lượng glucose có trong máu khi còn trong bào thai. Do đó, lượng đường trong máu của bé sẽ xuống rất thấp gây tình trạng hạ đường huyết. Nếu không được phát hiện kịp thời sẽ gây ra co giật, dẫn đến hôn mê, tổn thương não bộ. Ngay sau khi sinh, nên cho em bé bú ngay lập tức để cung cấp glucose cho bé.
  • Suy hô hấp: những em bé có mẹ bị tiểu đường thai kỳ thường bị các bệnh về hô hấp, nặng hơn phải thở bằng bình oxy do ảnh hưởng tới phổi
  • Bị vàng da: da của bé sẽ chuyển sang màu vàng và tròng trắng của mắt có thể đổi màu.
Rất nhiều thai phụ bị tiểu đường thai kỳ vẫn có một thai kỳ khỏe mạnh nếu biết chú ý đến khẩu phần ăn uống và thói quen sinh hoạt hằng ngày. Nếu mẹ thấy tỉ lệ đường trong máu cao, nên hạn chế ăn đồ ngọt, hạn chế tinh bột. Không tự ý điều trị tiểu đường thai kỳ, cần có sự hướng dẫn của bác sỹ.
Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét